Và có vẻ như không có lời nói thân thiện nào có thể ngăn được nhà lãnh đạo Nga tiếp tục theo đuổi chương trình nghị sự chính trị của ông ở cả trong và ngoài nước.
![]() |
Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ gặp nhau ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/6. Ảnh: AP |
Khi được CNN hỏi về các cuộc tấn công mạng nhằm vào các tổ chức của Mỹ xuất phát từ Nga tại cuộc họp báo riêng, Tổng thống Putin liền nêu ra các cuộc tấn công mạng nhằm vào Nga.
"Về vấn đề an ninh mạng, chúng tôi nhất trí sẽ bắt đầu tham vấn, và tôi tin nó cực kỳ quan trọng. Rõ ràng, cả hai bên đều phải đảm nhận những nghĩa vụ nhất định ở đó", ông bày tỏ.
Về chính trường trong nước Nga, ông Putin liên tục chỉ trích về sự ổn định và vị thế đạo đức của Mỹ, chỉ ra vụ bạo loạn ở đồi Capitol ngày 6/1 và vụ giết George Floyd. Ông thậm chí nói rằng, đối với nhiều người da đen ở Mỹ, "bạn không có thời gian để mở miệng và bạn đã bị bắn chết".
Khi được hỏi về tình hình đối lập chính trị ở Nga, đặc biệt là vụ bắt giữ nhà bất đồng chính kiến Alexey Navalny, Tổng thống Nga khẳng định người đàn ông này "biết mình đang vi phạm pháp luật của Nga. Ông ta đã hai lần bị kết án… Ông ta đã làm chính xác những gì mình muốn làm. Vậy chúng tôi có thể thảo luận thế nào (về ông ta )?".
Liên quan việc Moscow sáp nhập bán đảo Crưm, ông Putin tuyên bố các hoạt động quân sự của Nga trong khi vực hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, và thực tế, chính Mỹ mới là kẻ xâm lược vì "đang tăng cường sức mạnh ở biên giới của Nga". Được hỏi về vấn đề Ukraina gia nhập NATO, ông tuyên bố "không có gì để thảo luận".
Theo các nhà phân tích, hội nghị thượng đỉnh ở Geneva đã đáp ứng gần như các yêu cầu trong nước của ông Putin. Cuộc gặp do phía Mỹ yêu cầu, càng chứng tỏ ông Putin là một nhà lãnh đạo có tầm vóc.
"Đó chính xác là những gì điện Kremlin mong muốn. Đối thoại với Mỹ một cách bình đẳng và theo cách mà phía bên kia không đặt điều kiện phải thay đổi lập trường", Oleg Ignatov - nhà phân tích cấp cao của Crisis Group có trụ sở tại Moscow - bình luận. "Chắc chắn rằng ông Putin sẽ tiếp tục thử thách ông Biden nếu cuộc đối thoại bế tắc hoặc tiến triển theo hướng bất lợi cho Moscow. Đây vẫn chưa phải là bước khởi đầu của quá trình bình thường hóa quan hệ. Đó chỉ là sự tạm dừng của đà quan hệ lao dốc".
Về phía Tổng thống Biden, khi được hỏi tại sao Nga muốn hợp tác với Mỹ, chủ nhân Nhà Trắng mô tả tình hình đang ở điểm rất khó khăn thời điểm này. "Họ đang bị Trung Quốc gây sức ép. Họ muốn một cách tuyệt vọng sẽ tiếp tục là một cường quốc", Tổng thống Mỹ bình luận trước khi rời Genev
Theo BBC, tại một thời điểm trong cuộc họp báo, Tổng thống Mỹ dường như đã gật đầu khi một phóng viên hỏi liệu ông có tin tưởng ông Putin hay không. Nhưng ngay sau đó, Nhà Trắng giải thích ông Biden "rõ ràng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào, chỉ gật đầu xác nhận với báo chí nói chung".
Giới chuyên gia nhận định, với người dân Mỹ, ông Biden muốn chứng minh chuyến công du 'Nước Mỹ đã trở lại' còn mang hàm ý 'Tôi không phải là Donald Trump'. Và ông rất muốn nhấn mạnh điều này trong cuộc họp báo.
Nhưng khi trở lại Mỹ trên chuyên cơ Không lực 1, ông nói: "Chúng tôi sẽ đáp trả nếu Nga không làm những gì chúng tôi yêu cầu, trên mạng, về nhân quyền cùng nhiều vấn đề khác. Nhưng đáp trả thế nào? Điều đó vẫn chưa rõ ràng".
Theo CNN, hội nghị thượng đỉnh đã cho Tổng thống Putin cơ hội để ngăn chặn hậu quả do mối quan hệ xấu đi giữa Nga và Mỹ, và Washington giờ đây có thể sẽ miễn cưỡng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow, hoặc chỉ trích ông Putin về việc bắt giữ những người bất đồng chính kiến trong nước. Tất cả những điều đó đều có thể hữu ích khi Nga tổ chức bầu cử Quốc hội vào cuối năm nay.
Như vậy, có thể nói ông Putin tới Geneva và nhận được đúng những gì ông muốn. Và ông rời Thụy Sĩ với một chiến thắng ngoại giao lớn, chỉ bằng xuất hiện tại cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ.
Thanh Hảo
Cuộc gặp của Tổng thống Mỹ-Nga diễn ra khi quan hệ giữa hai nước đang tụt xuống mức thấp nhất. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi họp báo chung sau hội đàm sẽ không diễn ra.
" alt=""/>Chiến thắng ngoại giao lớn của ông PutinTheo quảng cáo trên trang bất động sản Redfin, căn penthouse trên có một phòng ngủ và phòng tắm view cực đẹp, trần cao ráo, tầm nhìn hướng ra vịnh Biscayne và đường chân trời Miami.
Với mức giao dịch hiện tại, 33 bitcoin sẽ tương ứng với 544.000 USD. Chủ nhân căn hộ không chấp nhận thanh toán bằng bất cứ loại tiền tệ nào ngoại trừ bitcoin.
Đây không phải lần đầu tiên bất động sản rao bán chỉ chấp nhận bitcoin. Các nhà đầu tư lớn bé đang đổ xô vào đồng tiền ảo này mặc dù biết nó tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là khi giá giao dịch đang được đẩy lên rất cao.
Bitcoin vốn được thiết kế là hệ thống trao đổi tiền kỹ thuật số ngang hàng nhưng giờ chủ yếu được sử dụng làm kênh đầu tư. Do mức độ tắc nghẽn khi giao dịch và phí chuyển nhượng khá cao nên bitcoin không phù hợp cho các giao dịch nhỏ.
Tuy nhiên, với giao dịch lớn kiểu bất động sản, bitcoin lại là hệ thống đầu tư hoàn hảo nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bong bóng. Giá bitcoin đang duy trì ở mức 16.499 USD/bitcoin, tăng gần 15% chỉ trong tuần trước.
Số tiền Facebook dàn xếp với anh em sinh đôi người Mỹ đã biến họ thành tỉ phú đồng tiền ảo bitcoin.
" alt=""/>Rao bán biệt thự trên cao giá 33 bitcoinTên thật của cậu là Alexander 'Sasha' Chechik, trước đó có gửi một vài hình ảnh cho bạn của mình, hiện lên cảnh cậu đang cầm trong tay một quả lựu đạn - để rồi chỉ ngay sau đó vài khoảnh khắc ngắn ngủi, nó đã phát nổ và kết thúc ngay lập tức cả mạng sống của Chechik lẫn mạch trò chuyện trong sự hoảng hốt của người bạn không biết chuyện gì vừa mới xảy ra.
Cảnh sát sau khi điều tra đã tiết lộ Chechik còn gửi thêm một số tấm hình tương tự khác cho bạn bè mình, "khoe" cảnh cậu cầm một quả lựu đạn trong tay, và tất nhiên là không có ý định tự sát nào cả, chỉ là thích chơi trội thôi.
Hình ảnh tin nhắn Chechik gửi cho bạn bè mình.
Sau khi thấy ảnh, một người bạn đã lo lắng nhắn tin ngay: "Cậu đang ở đâu thế? Cậu có ổn không?"
"Tùy thuộc vào việc 'ổn' ở đây nghĩa là sao nữa?", Chechik hồi đáp, gửi kèm một bức ảnh nữa cho thấy mình vừa tháo chốt lựu đạn.
"Nghe này, đừng có làm gì ngu ngốc đấy. Cậu đang ở đâu rồi?" người bạn tiếp tục nhắn, nhưng rồi đã không có lời đáp lại nào nữa.
Cảnh sát tạm kết luận rằng Chechik đã quá non nớt mà nghĩ rằng dù tháo chốt và miễn là không ném gây va đập thì lựu đạn sẽ không nổ, nhưng cậu đã nhầm - bằng chứng là cậu vẫn tự tin gửi ảnh mình cầm nó cho bạn trước khi khoảnh khắc tồi tệ xảy đến.
Cảnh sát đã xếp vụ việc vào một tình huống tai nạn chứ không phải cố ý tự sát. Họ cũng đang đưa ra những lời cảnh tỉnh cho người dùng smartphone tuyệt đối không được làm những gì nguy hiểm tiềm ẩn ngoài tầm kiểm soát có thể để lại hậu quả lớn như vậy.
Theo GenK
" alt=""/>Thanh niên dại dột tháo chốt lựu đạn để selfie khoe bạn, nhận kết cục thảm khốc